Nâng xoang là một trong những kỹ thuật hỗ trợ trồng răng Implant nhằm phục hồi xương hàm đã bị tiêu do những nguyên nhân khác nhau gây ra. Việc nâng xoang để ghép xương là đều cần thiết nếu như xương hàm của bạn đã bị tiêu quá nhiều, không đủ kích thước để trồng răng implant.
Kỹ thuật nâng xoang hàm khi trồng răng implant
Khi trồng răng ở vùng răng trong của hàm trên, một điều cần lưu ý là chiều cao xương hàm, vì giới hạn trên của chiều cao này là đáy xoang hàm trên. Việc nâng xoang hay nâng nền xoang hàm trên là một quá trình phẫu thuật để hỗ trợ làm tăng số lượng xương ở vùng răng trong của xương hàm trên, vùng từ răng tiền hàm đến răng hàm (từ răng số 4 đến răng số 8), bằng cách thay thế một phần thể tích xoang hàm. Việc trồng răng có thể được tiến hành cùng lúc với nâng xoang, hoặc có thể bạn phải đợi một thời gian một vài tháng sau đó.
Có 2 thủ thuật nâng xoang thông dụng được chỉ định khi trồng răng implant
- Nâng xoang kín: trong trường hợp thiếu ít xương, các bác sĩ nha khoa sẽ tạo ra một lỗ nhỏ qua sóng hàm của phần mất răng, sau đó cho bột xương từ từ vào để lấp đầy khoảng trống được nâng. Trong trường hợp này có thể trồng Implant cùng lúc.
- Nâng xoang hở: Bác sĩ mở nướu ở vùng bên sóng hàm mất răng để bộc lộ xương hàm, tiếp theo tạo 1 cửa sổ nhỏ đi vào vùng xoang hàm và ghép nó với xương bệnh nhân hoặc xương nhân tạo. Sau khi thêm xương vào khu vực ghép, cửa sổ được đóng lại và chỉ việc đợi xương phục hồi sẽ tiến hành trồng răng implant.
Các loại răng giả như hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng cố định không thể ngăn chặn quá trình tiêu xương sau mất răng. Chỉ có trồng răng implant nha khoa mới bảo tồn được xương hàm, từ đó bảo tồn hình dáng của khuôn mặt. Vì xương hàm sẽ tiêu nhiều theo thời gian, nên việc thay thế răng mất bằng implant nha khoa càng sớm thì càng dễ thực hiện, tỉ lệ thành công cao, cũng như giữ được thẩm mỹ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét