Trồng răng implant mở ra một hướng điều trị mới cho ngành
nha khoa phục hình, giúp răng giả thực hiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ tốt, đạt
tỉ lệ gần bằng răng thật.
Implant là gì?
Implant là một trụ bằng Titanium với hình dáng giống chân răng được cắm vào trong xương hàm. Implant có chức năng nâng đỡ cho một mão, một cầu răng hay một hàm răng giả để thay thế các răng đã mất.
Cấu tạo của răng implant là gì?
- Trụ implant: hay còn gọi là trụ titanium sẽ được bác
sĩ đặt cố định vào trong xương hàm của bệnh nhân, tại vị trí mất răng và đóng vai
trò như một chân răng. Kích thước của trụ implant sẽ phụ thuộc vào chất lượng
và kích thước xương cần trồng răng để bác sĩ lựa chọn loại implant phù hợp
- Abutment: là một chốt kim loại hình trụ có hai đầu,
đóng vai trò như một cùi răng, được gắn với trụ implant có tác dụng nâng đỡ mão
răng hay cầu răng. Abutment được bắt vít cố định vào implant khi đã có sự tích
hợp thành công giữa tế bào xương hàm của cơ thể và bề mặt ngoài implant.
- Thân răng: là một chụp có lõi rỗng, lõi này úp vừa
khít sát lên đầu trên trụ Abutment. Thân răng này có hình thể, kích thước, màu
sắc, chức năng y hệt răng thật đã mất trước đó. Chất liệu tạo nên thân răng này
thường là sứ titanium. Thân răng được gắn vào trụ abutment là giai đoạn cuối
cùng của quá trình trồng răng implant.
Những ai là đối tượng để trồng răng implant?
Nói chung bất cứ ai mất răng, mất một hay nhiều răng hoặc đang có vấn đề với hàm giả hay cầu răng hiện có, thì implant là giải pháp tối ưu bạn nên nghĩ đến trước tiên.
Implant là phương thức phục hình tốt nhất hiện nay, chỉ khi nào bạn không có điều kiện làm implant (về thời gian, tình trạng xương vùng mất răng, vấn đề sức khỏe răng miệng và toàn thân) thì mới nên thực hiện các loại phục hình thông thường (cầu răng bắt qua các răng thật hoặc hàm giả tháo lắp).
Tuy nhiên để việc trồng răng implant an toàn và thành công, trước khi trồng răng implant, bác sĩ sẽ chụp X quang, xem xét và đánh giá kỹ tình trạng sức khỏe toàn thân và răng miệng của bạn.
Những trường hợp ảnh hưởng đến trồng răng implant
Tiểu đường không kiểm soát tốt: làm chậm sự lành thương và dễ nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu uống thuốc đầy đủ, mức đường huyết kiểm soát tốt thì vẫn có thể trồng răng implant.
Hút thuốc lá: ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình trồng răng implant, bạn cần phải ngưng hút thuốc 2 tuần trước và sau khi trồng răng.
Thói quen nghiến răng: Bạn cần phải mang máng nhai vào ban đêm khi ngủ để tránh ảnh hưởng đến răng mới trồng.
Vệ sinh răng miệng kém: Trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân cần phải giữ sức khỏe răng miệng ổn định bằng cách sử dụng nước súc miệng, kem đánh răng diệt khuẩn trước 1 tuần. Nếu đang mắc bệnh nha chu thì phải điều trị triệt để mới tiến hành phẫu thuật.
Chi phí trồng một răng implant tại Nha Khoa Sài Gòn B.H
LOẠI ĐIỀU TRỊ | PHÍ (VNĐ) |
Implant Dentium (Korea), M.I.S (Israel) | 18.000.000 |
Sứ Titanium trên Implant | 3.000.000 |
Quy trình trồng răng implant mà bạn cần biết
Bước 1: KHÁM VÀ LÊN KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ
Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành xem xét và đánh giá tình trạng răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân của bạn trước khi tiến hành trồng răng implant, để bác sĩ có hướng điều trị và tư vấn cụ thể.
Bước 2: CHỤP PHIM X-QUANG
Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân chụp X-quang nhằm xác định chi tiết từng vị trí mất răng, giúp quá trình phẫu thuật được an toàn và chính xác.
Bước 3: ĐƯA RA KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ
Bác sĩ chuyên khoa implant sẽ lên kế hoạch điều trị và chọn kỹ thuật trồng răng implant tốt nhất phù hợp nhất với bạn.
Bước 4: TIẾN HÀNH PHẪU THUẬT TRỒNG RĂNG IMPLANT
Đa số phần lớn các trường hợp, Implant được thực hiện với 2 lần tiểu phẩu.
Ở lần tiểu phẫu đầu tiên, bác sĩ sẽ đặt implant vào xương (sẽ ghép thêm xương nếu cần)
Sau khi chờ sự tích hợp xương của implant từ 3 đến 6 tháng, một thủ thuật nhỏ được thực hiện để nối phần trung gian vào Implant, trên đó răng sứ sẽ được gắn vào và việc ăn nhai có thể được bắt đầu trở lại như một răng thật.
Ưu điểm của Implant so với các phục hình khác?
- Ăn nhai tốt hơn so với răng giả thông thường nhờ vị trí răng cố định không bị trượt hay dịch chuyển trong miệng.
- Phát âm bình thường như răng thật.
- Ngăn ngừa sự tiêu xương do mất răng.
- Trả lại nụ cười tự nhiên và khuôn mặt trẻ trung.
- Kỹ thuật bảo tồn nhất, không phải mài răng, lấy tủy răng như khi làm cầu răng, răng giả thông thường.
- Tránh những phiền toái của hàm giả tháo lắp (lỏng lẻo, vướng víu, chức năng nhai kém, làm tổn thương các răng khác…)
- Gần giống như răng thật về thẩm mỹ và chức năng.
- Tồn tại vĩnh viễn trên xương hàm như răng thật.
Hướng dẫn 7 bước chải răng đúng cách sau quá trình điều trị
Bước 1: Làm
sạch các mảng bám trên răng
Đầu tiên, cần súc miệng bằng nước lạnh khoảng 30 giây để loại trừ những
mảng bám trên răng.
Bước 2: Dùng bàn chải lông mềm, có độ đàn hồi tốt
Tốt nhất là bạn hãy dùng bàn chải đánh
răng mềm, có độ đàn hồi tốt, có tay cầm cong sẽ giúp bạn dễ dàng luồn bàn chải
vào khu vực xung quanh vị trí răng cấy ghép.
Bước 3: Chải răng nhẹ nhàng
Bạn phải chải răng thật nhẹ
nhàng, đặt bàn chải nằm ngang và nghiêng một góc 45 độ ở phần viền nướu, đầu
lông bàn chải phải tiếp xúc cả răng lẫn nướu.
Bước 4: Chuyển động rung và xoay tròn tại chỗ
Di chuyển bàn
chải đánh răng theo chuyển động tròn nhỏ dọc theo mặt sau, mặt trước và đầu cấy
ghép implant.
Bước 5: Làm sạch trụ abument bằng bàn chải
kẽ răng
Bạn đưa bàn chải kẽ nhẹ nhàng từ trên xuống rồi sau đó từ dưới lên trên mỗi
răng cho đến khi tất cả các răng đều sạch.
Bước 6: Làm sạch khe giữa răng implant và
răng thường
Bạn nên sử
dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn, mảng bám ở khu
vực giữa răng cấy ghép và răng thường. Bạn cũng có thể dùng bàn chải với đầu
lông hẹp để nó dễ dàng len lỏi vào các kẽ răng và làm sạch thật nhẹ nhàng.
Bước 7: Làm sạch nướu răng
Bạn hãy giữ bàn chải ở góc 45 độ để
làm sạch bề mặt răng và nướu. Đặc biệt, khi chải răng hàm đã trải qua cấy ghép
implant, bạn hãy giữ phần lông bàn chải dọc theo bề mặt phẳng của răng hàm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét